Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm: - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Lao động 2019, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019. - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019. - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Bên cạnh đó, tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; + Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; + Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: + Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; + Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả./.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm: - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Lao động 2019, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019. - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019. - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Bên cạnh đó, tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; + Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; + Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: + Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; + Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả./.
Theo quy định tại Khoản 1-2 Điều 35 Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng báo trước hoặc không báo trước tùy từng trường hợp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng nếu cảm thấy công việc không phù hợp, hoặc gặp vướng bận không thể hoàn thành tốt công việc. Thời hạn báo trước dao động từ 3 đến 45 ngày, theo từng loại hình hợp đồng. Cụ thể:
Người lao động cần báo trước cho doanh nghiệp nếu có ý định chấm dứt hợp đồng
Còn theo Khoản 2 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, không cần báo trước trong những trường hợp cụ thể sau:
NLĐ có thể chấm dứt hợp đồng không báo trước trong một số trường hợp
Dựa vào quy định trong Khoản 2-3 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, phía doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo từng trường hợp cụ thể.
Chiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 2 trường hợp dưới đây:
Theo quy định đề cập chi tiết trong Khoản 2 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động trong những trường hợp dưới đây.
Nếu NLĐ đến tuổi nghỉ hưu, doanh nghiệp cần báo trước cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng
Doanh nghiệp cần báo trước cho người lao động quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước 3 đến 45 ngày, tùy từng loại hợp đồng. Trong đó, hợp đồng không thời hạn là 45 ngày, hợp đồng thời hạn 12-36 tháng là 30 ngày, hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng là 3 ngày.
Điều 41 Bộ luật lao động 2019 quy định nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:
Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không chỉ gây ra sự mất cân đối và không công bằng trong mối quan hệ lao động, mà còn mang theo những hậu quả pháp lý đáng kể. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà không ảnh hưởng quyền lợi của đôi bên, hãy tham khảo bài viết Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật của người lao động
Nếu không có thời gian tự thực hiện, hãy liên hệ với chúng em qua thông tin bên dưới hoặc tham khảo bài viết này: Dịch vụ tư vấn xây dựng và soạn thảo HĐLĐ– Luật sư tư vấn các thắc mắc liên quan đến hợp đồng lao động.– Chuyên viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, nộp và bàn giao kết quả tận nơi (nếu có).– Thời gian hoàn tất hồ sơ và nộp: 4-8h làm việc. (kể từ khi nhận được đủ thông tin).– Vui lòng liên hệ Tổng đài: 02838361963 Hoặc hotline: 0902841886.
Nổi bật: Thủ tục làm work permit cho người nước ngoài
Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Khi hợp đồng lao động bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng chấm dứt kể từ ngày ghi trên thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được gửi trước đó. Các bên không phải tthực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên có quyền theo thỏa thuận tại HĐLĐ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán các khoản tiền chưa thanh toán theo thỏa thuận hợp đồng lao động.
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì:
Thực tiễn khi triển khai dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp, Luật sư Trí Nam gặp nhiều trường hợp các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, khi đó việc khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động sẽ làm các bên gặp các khó khăn sau: (i) Do có mong muốn chấm dứt HĐLĐ nên việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khiếu các bên không thoải mái; (ii) Phát sinh nghĩa vụ bồi thường của bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Vậy pháp luật cho phép được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?