Chiều tối 12/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10/2024.
Chiều tối 12/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10/2024.
Trong quá khứ Đài Loan là đơn vị hành chính của Trung Quốc. Vậy hiện nay Đài Loan có thuộc Trung Quốc không? Đây chắc chắn là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Muốn lý giải được điều này, trước tiên ta cần quay lại lịch sử xem thử Đài Loan đã từng là thuộc địa của quốc gia nào. Trước khi có nền độc lập chủ quyền như bây giờ với chính phủ và nhà nước riêng vào năm 1949, Đài Loan từng là thuộc địa của Trung Quốc, các nước phương Tây lẫn Nhật Bản.
Đài Loan từng bị nhiều đất nước đô hộ, trong đó có Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng con người đã hiện diện ở Đài Loan từ hơn 30.000 năm trước. Kể từ thời Tam Quốc (230 TCN), người Trung Quốc cổ đã tồn tại trên đảo chính Đài Loan và phân chia các hòn đảo xa bờ thành Tiểu Lưu Cầu (đảo Ryukyu của Nhật Bản ngày nay) và Đại Lưu Cầu (tức Đài Loan. Từ đóm người Hán cũng bắt đầu định canh định cư trên quần đảo. Đến năm 203, cư dân sinh sống ở đất liền Trung Quốc đại lục bắt đầu lợi dụng kiến thức văn hóa để khai thác Đài Loan. Ngô Tôn Quyền cử 10.000 thủy quân vượt biên hòng chiếm đóng lấy đảo Đài Loan.
Bằng nhiều phương thức như đưa quân đi dò tìm người địa phương để tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sinh hoạt (thời nhà Tùy), cử dân cư đến đảo Đài Loan để khai hoang (thời nhà Đường, nhà Tống), đặt “Tuần Kiểm Tư” để bắt đầu chính quyền riêng (thời nhà Nguyên), Trung Quốc đại lục dần dần chiếm đóng và Đài Loan cũng trở thành một bộ phận trong lãnh thổ đất nước này.
Được thiên nhiên ưu ái vị trí thuận lợi, sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng lại nằm ở nơi giao thoa, cửa ngỏ ra biển của nhiều nước nên Đài Loan trở thành mục tiêu bị nhiều quốc gia muốn lăm le xâm chiếm. Đến giữa thế kỷ 16, Đài Loan trở thành “miếng mồi” ngon của thực dân phương Tây. Lần lượt Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược, chiếm đóng lãnh thổ đảo quốc này. Đến năm 1642, một cường quốc khác là Hà Lan tiếp tục nhảy vào cuộc chiến nhằm cắn xé và biến Đài Loan trở thành thuộc địa của mình.
Không chịu khuất phục trước sự hành hạ, bóc lột tàn bạo của thực dân Hà Lan đối với người dân cả nước, anh hùng Trịnh Thành Công đã đứng lên khởi nghĩa, nhằm giành lại tự do và trục xuất Hà Lan ra khỏi lãnh thổ Đài Loan. Trải qua 3 đời nhà họ Trịnh, Đài Loan dần trở nên phát triển đến mức cực thịnh về cả nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương nghiệp. Giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi là “Thời Đại Minh Trịnh”.
Trong quá khứ, Đài Loan từng là một tỉnh của Trung Quốc
Lịch sử của Đài Loan không chỉ gắn với Trung Quốc một giai đoạn mà chính xác là hai. Đến năm 1683, nhà Thanh một lần nữa vẫn không nguôi hy vọng và mục tiêu biến Đài Loan thành thuộc địa của mình, cử Trịnh Khắc Sảng đem sang tấn công và đặt một phủ ba huyện ở Đài Loan thuộc tỉnh Phúc Kiến. Kể từ đó, Đài Loan chính thức là thuộc địa của Trung Quốc đại lục, phụ thuộc về cả chính trị, kinh tế, văn hóa,… Năm 1885, Đài Loan trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Trung Quốc, liên hệ về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Đến năm 1885, chính phủ nhà Thanh nâng cấp Đài Loan thành một tỉnh, do Lưu Minh Truyền làm tuần phủ đầu tiên. Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản kể từ năm 1894. Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật, chính phủ nhà Thanh bị quân Nhật đánh bại nên chấp nhận phải cắt Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật trong thời gian 50 năm. Đến năm 1942, Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến chống lại Nhật Bản, đứng về phe Trung Quốc. Trong tuyên bố Cairo vào năm 1943, một trong số các yêu cầu của phe Đồng Minh là Đài Loan và Bành Hổ phải thuộc về Trung Quốc.
Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Đây cũng là thời điểm Đài Loan lại một lần nữa được đặt dưới quyền kiểm soát hành chính của chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Năm 1949, hai chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tách khỏi tầm kiểm soát của nhau và cùng song song tồn tại hai chính quyền, nhà nước và quân đội riêng biệt. Theo thời gian, Đài Loan đã xây dựng và lưu giữ những nét văn hóa riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc, không lẫn với bất cứ nơi nào khác kể cả Trung Quốc. Nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan – bà Thái Văn Anh khẳng định: “Đài Loan là một quốc gia độc lập và có chủ quyền riêng”.
Có thể nói, Đài Loan có thuộc Trung Quốc không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới hiện nay. Thật khó để có một lời khẳng định cụ thể, chắc chắn và rõ ràng vì hiện nay Đài Loan chỉ mới đang tự công nhận mình là một quốc gia riêng biệt. Tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà họ sẽ cho rằng Đài Loan thuộc Trung Quốc hay là một đất nước độc lập.
Vì là quốc gia có nhiều dân tộc nhập cư, Đài Loan có rất nhiều loại ngôn ngữ. Hơn nữa, vì từng bị Nhật Bản và các nước phương Tây chiếm đóng nên người Đài Loan đa phần có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay 2 ngôn ngữ chính được sử dụng nhiều nhất ở đây là tiếng Phổ thông và tiếng Phúc Kiến. Tiếng Quan Thoại là loại ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khu vực phía Nam Đài Loan và được công nhận làm ngôn ngữ chính thức kể từ năm 1945.
Đất nước Đài Loan có 2 ngôn ngữ chủ yếu
Vì phần lớn dân số là người Phúc Kiến nên loại ngôn ngữ này phổ biến thứ hai ở Đài Loan. Tuy nhiên, hầu như chỉ có người trung niên và lớn tuổi mới dùng tiếng Phúc Kiến. Một số bộ phận người trẻ ở Đài Loan cũng sử dụng tiếng Nhật như ngôn ngữ thứ 2. Điều này khiến Đài Loan càng trở nên độc đáo, khiến du khách bất ngờ vì nền văn hóa đa dạng, được pha trộn từ nhiều khu vực trên thế giới. Người Đài Loan nói tiếng Anh như gió và nó cũng được mang vào làm môn học giảng dạy ở trường. Nếu đến Đài Loan du lịch và thành thạo tiếng Anh, bạn vẫn dư sức khám phá mà không phải dùng từ điển tiếng Trung.
Giữa tiếng Đài Loan và tiếng Trung có một số điểm khác biệt. Tiếng Đài Loan sử dụng ngôn ngữ Phồn Thể, còn tiếng phổ thông Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ Giản Thể. Chữ Giản Thể là loại chữ hiện đang được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore. Loại ngôn ngữ này đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn vì tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm chứ không phải là đa âm. Không chỉ bao hàm việc học thuộc hình dáng mà đằng sau mỗi chữ còn có ý nghĩa thâm sâu và mà người xưa truyền lại. Tuy nhiên, tiếng Trung chủ yếu phát ra âm bằng nên nghe ít có cảm giác bằng tiếng Đài Loan có tiết tấu trầm bổng đa dạng hơn, tạo nên giọng nói hay như tiếng hát.
Còn ngôn ngữ Phồn Thể có hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu khá phức tạp nên nếu là người nước ngoài khi lần đầu tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể sẽ khá khó khăn trong việc tiếp thu. Tiếng Đài Loan hiện nay không có nhiều tài liệu tham khảo và luyện chữ.
Trung Quốc và Đài Loan có nhiều nét khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết và tiền tệ
Dù hiện nay Đài Loan có thuộc Trung Quốc không hay là một đất nước độc lập có chủ quyền riêng thì giữa hai quốc gia này vẫn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
Hệ thống wifi và mạng Internet ở Đài Loan nổi tiếng với sự ổn định mượt mà. Du khách khi đến đây du lịch không phải lo lắng về việc không có mạng để sống ảo, cập nhật tin tức. Bạn có thể truy cập Youtube, Facebook, Gmail, Zalo, Instagram, Skype, Twitter,… cùng nhiều mạng xã hội và ứng dụng khác như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có một nhược điểm là các điểm phát wifi miễn phí ở nơi công cộng như ga tàu điện ngầm ở Đài Loan có lẽ sẽ hơi yếu.
Wifi tưởng chừng như là điều bình thường và phổ biến thì ở Trung Quốc, điều này không hề được áp dụng. Những ứng dụng mà mọi người đều sử dụng như Google Maps, Google Drive, Instagram, Netflix, Facebook, Youtube, Gmail, Twitter,… đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống tường lửa và được chính phủ kiểm duyệt gắt gao. Du lịch Trung Quốc, bạn phải làm quen với mạng xã hội riêng như Weibo và Baidu. Điều này có thể sẽ hơi bất tiện. Muốn dụng các mạng xã hội phổ biến hay liên lạc với người thân ở Việt Nam, bạn phải tải VPN hoặc dùng sim 4G.
Tiền tệ ở Trung Quốc và Đài Loan không hề giống nhau và và tỷ giá với VND cũng khác nhau. Cụ thể, Đài Loan sử dụng tiền Tân Đài tệ (TWD) với tỷ giá là 1 TWD – 760 VND. Trung Quốc dùng đồng nhân dân tệ (CNY) có tỷ giá là 1 Nhân dân tệ (CNY) = 3.420 VND
Đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan
Bạn thấy đấy, mặc dù quyền độc lập của Đài Loan hiện nay vẫn đang còn là vấn đề gây tranh cãi nhưng điều này cũng không khiến Đài Loan mất đi sức hút đối với du khách. Đó là lý do mà nhu cầu xin visa đi du lịch Đài Loan ngày một tăng cao hơn. Nếu là người Việt, bạn có thể xin visa theo 3 cách: xin trực tiếp – nộp hồ sơ như cách truyền thống, xin visa điện tử và xin visa đoàn.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa du lịch Đài Loan bao gồm:
Người Việt Nam có thể xin visa Đài Loan khá đơn giản
Công dân Việt Nam có thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ cư trú hoặc visa còn hiệu lực đã hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Anh, các nước Schengen, Hàn Quốc và Đài Loan (không tính trường hợp đi lao động phổ thông), có thể xin visa Đài Loan điện tử mà không mất phí xin visa với thủ tục cực kỳ đơn giản. Để xin visa đi Đài Loan tự túc, bạn chỉ có thể đến trực tiếp 2 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM:
Văn Phòng Kinh Tế & Văn Hóa Đài Bắc ở Hà Nội:
Văn Phòng Kinh Tế & Văn Hóa Đài Bắc ở TP.HCM:
Đài Loan nổi tiếng với nhiều món ăn ngon như bánh dứa, trà sữa và mì bò
Thông thường, bạn cần chờ đợi khoảng 5 ngày để thủ tục làm visa hoàn thành và nhận trên tay chiếc visa vi vu đến Đài Loan. Lệ phí xin visa du lịch Đài Loan có hiệu lực 1 lần có 50 USD, visa ngắn hạn nhiều lần nhập cảnh là 100 USD. Nếu bạn có nhu cầu làm nhanh để tiết kiệm thời gian, lãnh sự quán sẽ phụ thu thành 75 USD để rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 2 ngày chờ đợi nhé.
Hy vọng rằng bài viết này đã phần nào lý giải câu hỏi
cũng như đưa đến một số điểm khác biệt giữa hai đất nước này cho bạn. Quốc đảo Đài Loan còn đó rất nhiều điều kỳ thú mà bạn nhất định phải khám phá. Hiện nay có rất nhiều tour du lịch Đài Loan để bạn lựa chọn nếu không muốn tốn nhiều công sức tìm hiểu như khi du lịch tự túc. Chúc bạn sẽ sớm đặt chân đến đất nước xinh đẹp Đài Loan một ngày không xa!
"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"
Trung Quốc xác nhận ông Miêu Hoa, ủy viên Quân ủy Trung ương, bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng - Ảnh: SCMP
Tại họp báo ngày 28-11, người phát ngôn Ngô Khiêm của Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận ông Miêu Hoa bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Sau khi xem xét, Trung ương Đảng Trung Quốc đã quyết định đình chỉ chức vụ và tiến hành kiểm tra đối với ông Miêu Hoa, theo Đài CCTV News.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không nói rõ chi tiết cáo buộc với ông Miêu Hoa.
Theo thông tin công khai, ông Miêu Hoa, 69 tuổi, sinh ở Phúc Châu, Phúc Kiến. Quê quán Như Cao, Giang Tô, tốt nghiệp chuyên ngành quản lý kỹ thuật tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc phòng.
Tháng 9-2017, ông Miêu Hoa được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị thuộc Quân ủy Trung ương.
Tháng 10-2017, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ông được bầu làm ủy viên Quân ủy Trung ương và tiếp tục kiêm nhiệm vị trí chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị Quân ủy Trung ương cho đến nay.
Cũng tại họp báo ngày 28-11, ông Ngô Khiêm tiếp tục phủ nhận thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng.
"Các báo cáo đang được đề cập hoàn toàn bịa đặt. Những kẻ tung tin đồn có ý đồ xấu. Trung Quốc bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ với hành vi vu khống như vậy", Hãng tin AFP dẫn lời ông Ngô.
Trước đó, trả lời báo chí trong cuộc họp báo ngày 27-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết thông tin về việc điều tra ông Đổng Quân mà tờ Financial Times đăng tải là "không có thật". Bà Mao Ninh không cung cấp thêm chi tiết nào khác liên quan tới vụ việc này.
Ông Đổng Quân được bổ nhiệm làm bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tháng 12-2023, thay thế ông Lý Thượng Phúc, người đã bị cách chức chỉ sau 7 tháng tại nhiệm. Người tiền nhiệm của ông Lý, ông Ngụy Phượng Hòa, cũng chịu chung số phận khi bị khai trừ khỏi đảng và bị truy tố vì các hành vi tham nhũng.
Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội. Chủ tịch Tập Cận Bình đầu tháng này đã yêu cầu lực lượng vũ trang quét sạch tệ tham nhũng và tăng cường "sẵn sàng chiến đấu".
Theo Hãng tin Bloomberg, động lực thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội xuất phát từ lo ngại tham nhũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiến hành chiến tranh trong tương lai của Trung Quốc.
Một trong những mục tiêu bị giám sát nghiêm ngặt nhất là Lực lượng Tên lửa chiến lược - đơn vị đảm nhiệm kho vũ khí chiến lược, bao gồm tên lửa thông thường và hạt nhân.
Hồi tháng 7, ông Tôn Kim Minh, một quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Tên lửa chiến lược, bị điều tra vì tham nhũng. Ông Tôn sau đó bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và bị điều tra với lý do "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật", theo Tân Hoa xã.
Ít nhất hai quan chức cấp cao khác liên quan đến đơn vị này cũng đã rời ghế vì các cáo buộc tham nhũng.
Bắt đầu từ tháng 9 tới, sinh viên quốc tế theo học tại Canada sẽ chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ mỗi tuần. Đây là quy định mới nhằm giúp các sinh viên nước ngoài tập trung học tập và tăng cường tính liêm chính của hệ thống tuyển sinh quốc tế tại nước này.
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, Chính phủ Canada đã tạm thời dỡ bỏ giới hạn 20 giờ làm việc đối với sinh viên quốc tế nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong nước, cũng như giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên quốc tế.
Song, Bộ trưởng Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Marc Miller mới đây đã thông báo, số giờ làm việc hàng tuần đối với sinh viên quốc tế tại Canada sẽ bị cắt giảm từ 40 giờ xuống còn 24 giờ và sẽ có hiệu lực từ năm học mới tới đây, nhưng những sinh viên quốc tế đang ở Canada vẫn có thể làm thêm 40 giờ mỗi tuần cho đến hết mùa hè này.
Khả năng làm việc nhiều giờ ngoài trường học lâu nay đã trở thành động lực quan trọng để sinh viên quốc tế du học ở Canada. Kể từ ngày 1.4.2023, mức lương tối thiểu liên bang tại Canada tăng từ 15,55 CAD/giờ lên 16,65 CAD/giờ. Việc đi làm giúp du học sinh bù đắp chi phí giáo dục đắt đỏ và tích lũy kinh nghiệm để định cư tại nước này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở cả Mỹ và Canada gần đây đã cho thấy sự suy giảm đáng kể về kết quả học tập đối với những sinh viên làm việc hơn 28 giờ mỗi tuần, đồng thời tăng nguy cơ bỏ học đối với những sinh viên làm việc hơn 24 giờ mỗi tuần. Ông Marc Miller nhấn mạnh rằng, việc giới hạn giờ làm thêm mới sẽ bảo đảm sinh viên tập trung chủ yếu vào việc học.
Ngoài ra, theo quy định mới, sinh viên quốc tế bắt đầu chương trình đại học được cung cấp thông qua thỏa thuận cấp phép chương trình giảng dạy công - tư vào hoặc sau ngày 15.5.2024, sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, những người đã bắt đầu các chương trình này trước khi thông báo trên được đưa ra vẫn đủ điều kiện nhận giấy phép nếu họ đáp ứng tất cả các tiêu chí khác.
Trước đó, vào tháng 12.2023, Chính phủ Canada đã nâng ngưỡng chi phí sinh hoạt đối với sinh viên xin giấy phép du học để bảo đảm họ chuẩn bị tài chính cho cuộc sống ở Canada và giảm sự phụ thuộc vào việc làm.
Theo báo cáo của cbc.ca, việc thực hiện giới hạn giờ làm việc là một trong những nỗ lực của chính phủ nhằm quản lý làn sóng tuyển sinh sinh viên quốc tế trên khắp Canada. Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng việc cho phép sinh viên quốc tế làm việc toàn thời gian có thể biến giấy phép du học thành thị thực làm việc không chính thức, từ đó làm suy yếu mục đích ban đầu của nó.
Hầu hết các quốc gia tiếp đón nhiều sinh viên quốc tế đều áp đặt giới hạn về thời gian làm việc của trong quá trình học. Theo đó, Australia gần đây đã sửa đổi chính sách cho phép sinh viên làm việc tới 48 giờ mỗi hai tuần, trong khi ở Mỹ, sinh viên phải đáp ứng các tiêu chí bổ sung trước khi được phép làm việc ngoài khuôn viên trường.
Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ba bên với Hàn Quốc trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung.
Ngày 10/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác ba bên với Hàn Quốc, quốc gia đang đối mặt với biến động chính trị từ tuần trước.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Austin tới Nhật Bản kể từ khi Nội các của Thủ tướng Shigeru Ishiba được thành lập vào tháng 10, thể hiện việc Mỹ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp kết thúc nhiệm kỳ.
Trong cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo, hai bộ trưởng nhất trí củng cố liên minh kể cả sau khi Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump lên nắm quyền.
Bộ trưởng Austin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ba bên với Hàn Quốc trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung.
Tuyên bố của ông Austin được đưa ra trong bối cảnh có những lo ngại rằng nỗ lực thiết quân luật thất bại của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp an ninh giữa Seoul và Washington.
Về phần mình, ông Nakatani nêu bật sự cần thiết của việc tăng cường năng lực phòng thủ của các đồng minh và đánh giá cao tiến bộ trong hợp tác đa phương với Hàn Quốc, Australia và các quốc gia khác.
Trước đó, trong chuyến thăm căn cứ không quân Yokota tại Tokyo, ông Austin đã gặp Tư lệnh mới của Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ), Trung tướng Stephen Jost, để thảo luận về các nỗ lực nâng cấp lực lượng này thành bộ chỉ huy chung, giúp tăng khả năng ứng phó của Mỹ và Nhật Bản.
Đây là chuyến thăm thứ 13 ông Austin tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng./.
Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại về những diễn biến tại Hàn Quốc xung quanh lệnh thiết quân luật được ban bố tối 3/12, tuy nhiên không đưa ra lập trường về kế hoạch luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.