Năm 2025 Thi Tốt Nghiệp Thpt Bao Nhiêu Môn

Năm 2025 Thi Tốt Nghiệp Thpt Bao Nhiêu Môn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi theo phương án 2+2 - Ảnh: NAM TRẦN

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi theo phương án 2+2 - Ảnh: NAM TRẦN

Từ năm 2030 sẽ thí điểm thi trên máy tính

Về lộ trình, từ năm 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Giai đoạn sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm tại địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp thi trên giấy và trên máy tính), khi tất cả địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với tất cả các môn thi trắc nghiệm.

Bộ cũng nêu vấn đề sẽ nghiên cứu về lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia tổ chức trong cùng một địa điểm như hiện nay.

Mục 5 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (GDKT&PL), Tin học, Công nghệ).

Theo đó, bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025, các thí sinh sẽ phải thi các môn như sau: Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn; 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Danh sách 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Sau đây là danh sách 36 cách chọn môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025

Tại Phụ lục Cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 764/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định cấu trúc đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 như sau:

- Đề thi gồm: 02 phần (Đọc hiểu và Viết).

Tổng điểm tối đa toàn bài là 10 điểm:

- Phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho 04 phương án chọn 01 đáp án đúng.

- Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai. Mỗi câu hỏi có 04 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.

- Phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình.

Tổng điểm tối đa toàn bài là 10 điểm:

- Phần 1: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

- Phần 2: Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm; chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm; chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm; lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm.

- Phần 3: Môn Toán: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm. Các môn khác: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Việc tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 sẽ ra sao?

Vào thời điểm đầu tháng 12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Người viết là giáo viên trung học phổ thông nhận thấy, thí sinh có 36 cách chọn môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông là phương án rất khác so với các phương án thi trước đây và hiện nay (cho đến năm 2024).

Thứ nhất, so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay, số môn thi từ năm 2025 giảm hai (4 môn thay vì 6 môn) và số buổi thi giảm một (3 buổi thay vì 4 buổi).

Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) không còn.

Thí sinh có thể lựa chọn thi một môn tự nhiên (ví dụ Vật lí) cùng một môn xã hội (ví dụ Giáo dục kinh tế và pháp luật) thay vì cố định phải thi cả 3 môn thuộc cùng một khối như hiện tại (đến 2024).

Việc thí sinh có thể lựa chọn 2 môn thi cùng khối (tự nhiên/xã hội) sẽ giúp các em phát huy được năng lực, sở trường cao nhất để làm bài có kết quả tốt nhất.

Thứ hai, việc thi 4 môn sẽ giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình và xã hội, không gây mất cân bằng giữa khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.

Thứ ba, số lượng các tổ hợp các môn thi là 36, do đó các trường đại học sẽ phải tự chủ phương án tuyển sinh bằng cách có thể chọn nhiều tổ hợp xét tuyển vào đại học phù hợp với nhu cầu tuyển sinh, ví dụ: Toán - Tin học - Tiếng Anh; Toán - Vật lí - Tin học,...

Thứ tư, thí sinh có 36 cách chọn môn, điều này cũng gây băn khoăn về cách thức tổ chức thi.

Theo người viết, có thể tổ chức thành các ca thi. Chẳng hạn, buổi thứ nhất thi môn Ngữ văn, buổi thứ hai thi môn Toán, buổi thứ ba thi 2 môn tự chọn, ví dụ môn Ngoại ngữ và Lịch sử.

Có thể nhận thấy, ngoài 2 môn thi cố định (Toán, Ngữ văn), mỗi điểm thi sẽ có nhiều phòng thi với 2 môn tự chọn khác nhau trong số 36 tổ hợp môn.

Ví dụ, phòng thi số 1, 2, 3 dành cho thí sinh thi môn Vật lí, Hoá học; còn phòng thi số 4 chỉ dành cho thí sinh thi môn Lịch sử và Tin học.

Việc này đòi hỏi lãnh đạo (trưởng/phó trưởng) điểm thi, thư kí điểm thi, giám thị và cán bộ thu bài thi phải làm việc khoa học, cẩn thận để tránh nhầm lẫn, sai sót giữa các môn thi.

Như thế, lãnh đạo điểm thi, thư kí, giám thị (coi thi, giám sát), cán bộ thu bài thi cần phải nắm vững quy chế thi, cần được tập huấn kĩ lưỡng, bài bản, biết cách phân công công việc hợp lí và có sự phối hợp nhịp nhàng trong khâu tổ chức thi.

Ví dụ, cán bộ giám sát cần hỗ trợ giám thị 2 trong việc đánh số báo danh; nhận diện, gọi thí sinh vào phòng thi; hỗ trợ giám thị 1 trong việc phát đề thi và thu bài thi.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 vừa kết thúc nhưng với những đổi mới của kỳ thi này từ năm 2025, sẽ có rất nhiều việc phải làm từ bây giờ để học sinh, những bộ phận có liên quan chuẩn bị.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Vẫn sử dụng dữ liệu kết quả thi để tuyển sinh đại học

Mục đích của kỳ thi được xác định để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Kết quả thi cũng là một cơ sở để đánh giá chất lượng dạy và học, cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Dự thi là học sinh đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa tốt nghiệp, người đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.