Đọc tới đây chắc bạn cũng đã hiểu bao quát hơn về câu hỏi “bán trú là gì”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán trú và nội trú:
Đọc tới đây chắc bạn cũng đã hiểu bao quát hơn về câu hỏi “bán trú là gì”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán trú và nội trú:
Vậy bán trú phù hợp với các đối tượng nào? Có phải độ tuổi nào cũng tham gia được hình thức học này hay không? Dưới đây chúng tôi đã đưa ra bốn nhóm đối tượng có thể tham gia hình thức học bán trú phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.
Độ tuổi của trẻ em học mầm non là từ 03 tháng tuổi tới 06 tuổi. Khoảng thời gian này trẻ em còn rất nhỏ, vì vậy rất cần cha mẹ dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và phải luôn bên cạnh quan sát. Việc này sẽ không phù hợp với các hoàn cảnh gia đình phụ huynh quá bận rộn và không thể trông con cả một ngày dài.
Phụ huynh không thể chuẩn bị cho con em mình những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và không thể vui chơi, học tập cùng con trong một khoảng thời gian này. Vì vậy, hình thức học bán trú sẽ là sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất.
Hình thức giáo dục bán trú dành cho trẻ mầm non sẽ được các thầy cô dạy dỗ, quan tâm, và đảm bảo được chất lượng bữa ăn và chất lượng giấc ngủ mỗi ngày của trẻ. Điều này là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lứa tuổi mầm non. Các bậc phụ huynh thông qua đó cũng sẽ biết được tình hình phát triển của con mình nhờ vào các báo cáo của các thầy cô mỗi ngày.
Độ tuổi học sinh tiểu học là từ 6 tuổi đến 14 tuổi, ở độ tuổi này các em chưa có khả năng tự đến trường mà vẫn cần sự trợ giúp của các bậc phụ huynh. Vì thế, việc đưa trẻ em đến trường và đón về giữa buổi là việc khá khó khăn với các bậc phụ huynh bận việc ở chỗ làm.
Ở mô hình giáo dục bán trú này không những bám sát vào các chương trình học của các em mà còn tạo một không gian sinh hoạt tập thể với các bạn học trong lớp. Việc ăn, uống và ngủ nghỉ tại trường học giúp các em có một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, có khoảng thời gian nghỉ trưa giúp các em thư giãn sau các buổi học và tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó với bạn bè của mình.
Ngoài những học sinh được học bán trú theo quy định riêng của từng trường, còn có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở dành cho học sinh dân tộc thiểu số.
Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Để học tại trường, học sinh cần thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Độ tuổi của học sinh ở cấp bậc trung học cơ sở là 11 tuổi đến 15 tuổi. Đây là khoảng thời gian khá quan trọng vì các em học sinh đang trong giai đoạn tuổi dậy thì. Các em cần có sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm từ các bậc phụ huynh. Nó giúp các em hình thành được tính cách, con người và ước muốn sau này của bản thân.
Nhưng không phải gia đình nào cũng có thể theo sát các con em mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh mong muốn mô hình giáo dục bán trú sẽ giúp đỡ một phần nào đó trong sự phát triển của con cái họ.
Tương tự như học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số cũng có thể được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, hoặc trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trung học cơ sở.
Theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT:
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
So với cấp tiểu học và trung học cơ sở, hình thức học bán trú ít được áp dụng đối với cấp trung học phổ thông. Do đây là lứa tuổi mà học sinh đã có thể tự chủ động đi lại.
Cập nhật ngày: 11/05/2023 13:49:06
ĐTO - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đảng viên trên địa bàn đi làm ăn xa, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành triển khai thí điểm thực hiện mô hình “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” bước đầu đạt hiệu quả. Qua đó, giúp các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn quản lý chặt chẽ đảng viên đi làm xa nơi cư trú; tạo điều kiện để các đảng viên đi lao động, làm việc xa nơi cư trú làm tròn trách nhiệm của đảng viên.
Đảng viên huyện Châu Thành đi làm việc ở Cụm Công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long tham gia họp chi bộ với hình thức trực tuyến (Ảnh: Thanh Dự)
Đảng bộ huyện Châu Thành có 33 tổ chức cơ sở đảng, 212 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với tổng số hơn 4.500 đảng viên. Để quản lý chặt chẽ đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú và thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt, miễn sinh hoạt Đảng đúng theo quy trình, hướng dẫn của tỉnh, Trung ương; Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành đã xây dựng và tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch số 110 ngày 18/4/2022 về thí điểm thực hiện mô hình “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú”, chọn Đảng ủy xã An Phú Thuận làm điểm. Đồng thời giao Đảng ủy các xã, thị trấn còn lại trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trước khi thực hiện mô hình, Đảng ủy xã An Phú Thuận có 32 đảng viên xin miễn sinh hoạt Đảng để đi làm ăn xa nơi cư trú. Sau khi thành lập “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú”, Đảng ủy xã An Phú Thuận đã lãnh đạo, chỉ đạo Tổ quản lý phân công các thành viên trong tổ phụ trách tiến hành rà soát, khảo sát lại từng trường hợp đảng viên xin miễn sinh hoạt Đảng để đi làm ăn xa nơi cư trú, tìm hiểu điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của đảng viên, hướng dẫn đảng viên hoàn chỉnh lại hồ sơ thủ tục, quy trình, thẩm quyền miễn sinh hoạt Đảng theo đúng mẫu biểu hướng dẫn. Đồng thời “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” tham mưu Đảng ủy xã An Phú Thuận cho ý kiến thống nhất miễn sinh hoạt Đảng các trường hợp đủ điều kiện miễn sinh hoạt Đảng theo quy định; đối với các trường hợp chưa đảm bảo điều kiện thì vận động, yêu cầu đảng viên trở về tiếp tục sinh hoạt chi bộ. Kết quả, có 13 đồng chí trở về tiếp tục sinh hoạt chi bộ và có 19 đảng viên đủ điều kiện tiếp tục được miễn sinh hoạt Đảng do đi làm ăn xa nơi cư trú.
Đồng chí Phan Thị Kiều Linh - Bí thư Đảng ủy xã An Phú Thuận (huyện Châu Thành), cho biết: “Sau khi tiếp thu kế hoạch của Huyện ủy, Đảng ủy xã An Phú Thuận đã cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú”, đồng thời quán triệt, triển khai đến đảng viên trong toàn đảng bộ nắm và thực hiện. Theo đó, “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” xã An Phú Thuận được thành lập với 16 thành viên, do đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã làm Tổ trưởng, đồng chí cán bộ Tổ chức - Kiểm tra Đảng ủy làm Tổ phó, thành viên là các Bí thư chi bộ ấp có đảng viên đi làm ăn xa và trưởng các ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan. Hiện, “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” quản lý 19 đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú. Hằng quý, các Tổ trưởng, Tổ phó và thành viên quản lý của “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” duy trì họp lệ để tham mưu, giúp Đảng ủy theo dõi, quản lý chặt danh sách đảng viên miễn sinh hoạt Đảng đi làm ăn xa nơi cư trú, xem xét Đơn xin miễn công tác và sinh hoạt Đảng của đảng viên để tham mưu Đảng ủy cho ý kiến đúng theo hướng dẫn, quy định cấp trên”.
Bên cạnh đó, định kỳ 6 tháng, “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” tổ chức gặp mặt đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú thông qua nhiều hình thức như: ứng dụng Google Meet, nhóm Zalo, gặp mặt trực tiếp. Qua các buổi gặp mặt, “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” đã kịp thời thông tin tình hình hoạt động của địa phương đến đảng viên; tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; hướng dẫn đảng viên thực hiện những quy định của Trung ương về công tác quản lý đảng viên. Nắm rõ hoàn cảnh gia đình, điều kiện nơi lao động và tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; phát hiện những biểu hiện lệch lạc để uốn nắn kịp thời; thăm hỏi, động viên tinh thần khi đảng viên gặp khó khăn trong cuộc sống.
Theo Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành, đến nay, có 10/12 đảng ủy xã, thị trấn trong toàn huyện đã thành lập “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” với 150 thành viên. Tính đến cuối tháng 2/2023, toàn huyện có 301 đảng viên miễn sinh hoạt đi làm ăn xa nơi cư trú, đã kết nối vào nhóm Zalo của các “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” quản lý được 174/301 đồng chí. Qua triển khai thực hiện mô hình giúp các cấp ủy đảng trên địa bàn huyện theo dõi, quản lý chặt danh sách đảng viên miễn sinh hoạt Đảng để đi làm ăn xa nơi cư trú; tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nội bộ cấp ủy, nhất là đảng viên đang đi làm ăn xa. Đồng thời giúp cấp ủy đảng thường xuyên liên hệ, trao đổi, thông tin tình hình của địa phương và kịp thời nắm bắt tình hình từng đảng viên đi làm ăn xa, có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn để góp phần hạn chế tình trạng đảng viên vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng phải xóa tên. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành tiếp tục quan tâm nhân rộng và nâng cao chất lượng mô hình; lãnh đạo thành lập “Tổ quản lý đảng viên đi làm ăn xa nơi cư trú” tại các địa phương còn lại trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn xảy ra tình trạng NNN lang thang xin ăn, "cư trú lỳ", cá biệt có NNN sử dụng trái phép chất ma túy, trồng cần sa tại nơi lưu trú; tình trạng các cơ sở lưu trú không khai báo lưu trú hoặc tạo điều kiện cho NNN ở lại Việt Nam trái phép. Phòng Quản lý XNC đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xử lý hơn 110 trường hợp NNN vi phạm hành chính trên lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú; tiếp nhận 1.402 hồ sơ và đã giải quyết 1.380 hồ sơ liên quan đến công tác quản lý, lưu trú đối với NNN, tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Thanh Khê, một trong số những quận trung tâm của Đà Nẵng, theo Thượng tá Nguyễn Văn Thanh, Phó Trưởng Công an quận, trong 6 tháng đầu năm 2023, có hơn 3 nghìn lượt người nước ngoài đến tạm trú, trong đó chủ yếu là khách có quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ. Đây là tín hiệu đáng mừng của không riêng ngành du lịch kể từ sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ cho công tác quản lý cư trú, đảm bảo ANTT tại địa bàn.
"Từ thực tiễn công tác chúng tôi nhận thấy, một số hạn chế chung trong công tác quản lý cư trú, nhất là NNN cư trú trên địa bàn hiện nay là người dân, NNN còn thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật về cư trú; một số còn thờ ơ, thiếu hợp tác trong việc đăng ký lưu trú, tạm trú. Ngoài ra, một số chủ cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, căn hộ, nhà cho trọ còn thiếu ý thức chấp hành quy định của pháp luật; có trường hợp chủ cơ sở ở xa không thường xuyên sâu sát ở cơ sở nên việc xử lý của địa phương đôi lúc còn chậm trễ. Việc sơ sót trong công tác quản lý đã dẫn đến việc một số NNN tận dụng nhà trọ, cơ sở cho thuê để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật", Thượng tá Nguyễn Văn Thanh cho biết.
Đơn cử, qua công tác kiểm tra, Công an quận Thanh Khê đã phát hiện, xử lý 15 trường hợp cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú, 14 NNN quá hạn lưu trú nhưng không khai báo, phát hiện 1 vụ việc NNN sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, tình trạng phối kết hợp trong công tác kiểm tra quản lý cư trú trên địa bàn của các cơ quan chức năng đôi lúc, đôi nơi chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhiều đoàn, nhiều cơ quan kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh, khách lưu trú, dẫn đến hiện tượng phản cảm, không phối hợp khi có đoàn kiểm tra...
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý NNN trên địa bàn, Công an quận Thanh Khê đã phối hợp với địa phương tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật trên lĩnh vực XNC cho người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn quận.
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, qua hội nghị giúp người dân, các cơ sở lưu trú phát huy trách nhiệm trong công tác phối hợp với cơ quan chức năng để quản lý tốt NNN lưu trú tại địa bàn quận, tích cực tham gia giúp đỡ lực lượng Công an để phát hiện, ngăn chặn các đối tượng tội phạm truy nã là NNN đang lẩn trốn trên địa bàn quận, NNN nhập cảnh trái phép, hoạt động trái mục đích nhập cảnh gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT tại địa phương; hiểu rõ và chấp hành nghiêm túc, thực hiện tốt trách nhiệm của cơ sở lưu trú...
Chị Tạ Thị Nga, một người dân lưu trú tại phường Xuân Hà cho biết, việc tạo tài khoản và khai báo tạm trú đơn giản, có hướng dẫn tiếng Việt nên dễ thực hiện. Còn chồng của chị Nga - anh Cui Cheng Wu (quốc tịch Trung Quốc) cũng chia sẻ bằng tiếng Việt: "Bản thân tôi đã sống tại đây được 2 năm. Trước đây vợ tôi từng không khai báo tạm trú nên đã được Công an phường kiểm tra, hướng dẫn. Nay thì chúng tôi nắm chắc quy định rồi, sẽ thực hiện tốt hơn".
Theo Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Đà Nẵng là địa phương được Bộ Công an đánh giá cao trong công tác quản lý hoạt động của NNN. Các hành vi, đối tượng vi phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, đặc biệt là công tác truy bắt tội phạm NNN bị truy nã. Theo đó, Công an TP đã kịp thời phát hiện, bắt giữ 8 đối tượng truy nã NNN trên tổng số 15 đối tượng truy nã NNN của cả nước - chiếm 57%. Qua đó góp phần củng cố môi trường an ninh, an toàn, tạo cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của thành phố.
Cuối năm 2013 tôi có dịp đưa đoàn học sinh gồm 28 em sang giao lưu học tập kinh nghiệm với học sinh Nhật Bản. Về rồi tôi vẫn trăn trở mãi câu hỏi, tại sao mỗi người dân Nhật Bản có ý thức chấp hành luật, ý thức vì cộng đồng, vì mọi người tốt đến như vậy?
Việt Nam có làm được như vậy không? Và muốn làm như vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu?
Đoàn học sinh Việt Nam đã học hỏi được nhiều điều sau chuyến tham quan Nhật Bản. (Ảnh: Ngọc Thịnh)
Sau hai tuần tại Nhật Bản, trong đoàn chúng tôi ai cũng nhận thấy rằng, dù ở Tokyo hay Hirosima hay một thành phố khác, thì môi trường vô cùng sạch sẽ. Đường phố không hề có một chút nước nào mà người dân hoặc cơ quan thải ra, sạch đến mức dân Nhật mặc áo trắng đi làm không hề thấy vương một hạt bụi.
Về chấp hành luật giao thông thì khỏi phải nói, nơi đèn xanh đỏ dù là ngõ nhỏ, ít người qua lại, mọi người vẫn chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Khi xếp hàng đi tham quan các khu vui chơi giải trí mới thấy người Nhật tuyệt vời đến thế nào. Không cần cảnh sát, không cần trật tự, người dân tuần tự xếp hàng, không chen lấn, dù có thể dễ dàng chui qua sợi dây ni lông mỏng manh là có thể vượt trước… 300 người.
Khi vào thang máy, nếu đi đông người mà có người Nhật đi, dù quen hay lạ họ cũng đứng giữ nút mở cho mọi người vào và họ vào cuối cùng. Nếu đông quá, họ sẵn sang đi chuyến sau. Khi ra thang máy cũng vậy, nếu người Nhật đứng cạnh nơi bấm mở, bao giờ họ cũng đứng lại giữ nút mở, cho mọi người ra hết, họ ra sau cùng.
Khi đón các cháu học sinh Việt Nam về nhà (các cháu có hai ngày rưỡi theo chương trình homstay), các ông bố, bà mẹ người Nhật vô cùng vui sướng, hồ hởi, cởi mở như đón người thân của mình. Đoàn Việt Nam đã rất ấn tượng khi nhìn vào cái quạt, mảnh bìa… với dòng chữ tự viết bằng tiếng Việt, tự vẽ các hoa văn trang trí cho sinh động, mới thấy tấm lòng chân thành của các bạn Nhật. Khi chia tay với các cháu bé Việt Nam, nhiều bà mẹ Nhật nước mắt rưng rưng. Đoàn học sinh Việt Nam đều rất cảm động trước sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các bà mẹ Nhật Bản. Nhiều cháu không kìm được nước mắt lúc chia tay.
Giáo dục căn bản từ khi còn nhỏ
Chương trình giáo dục phổ thông của Nhật Bản gần giống với Việt Nam. Bậc phổ thông gồm 12 lớp, độ tuổi đi học trong phổ thông từ 6 tuổi đến 17 tuổi. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Nhật thực hiện theo mô hình: 6-3-3 (tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm, trung học phổ thông 3 năm ). Việt Nam theo mô hình 5-4-3 (tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).
Nhưng cách giáo dục về ý thức trong nhà trường thì Nhật Bản có nhiều nét khác biệt so với Việt Nam. Các trường phổ thông không phải thuê lao công mà hoàn toàn tự các em lao động làm sạch đẹp trường lớp. Tôi có đưa đoàn học sinh đến giao lưu và học tập kinh nghiệm 1 ngày tại Trường Trung học nữ sinh Showa ở Thủ đô Tokyo. Ở đây, các em học sinh học 8 tiết/1 ngày (sáng học 4 tiết, chiều học 2 tiết và 2 tiết lao động). Ăn trưa cũng các em tự nấu, rồi chia ra từng suất ăn cho các bạn. Việc nấu ăn luân phiên theo từng lớp.
Buổi chiều, sau 2 tiết học đầu tiên là giải lao. Sau đó, các em thay quần áo để lao động làm sạch đẹp trường lớp. Giờ lao động các em tự quản và phân công công việc: Nhóm lau sàn nhà, nhóm lau bàn ghế, nhóm lau kính, nhóm lau cầu thang, nhóm tỉa cây, tưới cây, quét sân trường, nhóm làm vệ sinh…Các em làm rất tự giác, với tinh thần rất thoải mái. Khoảng 5h chiều, các em hoàn tất công việc, thay quần áo và về nhà.
Ba vấn đề nêu trên, khi nói chuyện các bạn Nhật Bản, mới thấy rằng phải bắt đầu từ giáo dục: Giáo dục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình. Nhưng điều hết sức quan trọng là hai nền tảng giáo dục đó phải thống nhất: Đến trường mầm non cô giáo dạy trẻ tính tự lập, về nhà bố mẹ, ông bà không làm thay các cháu. Ở trường dạy luật giao thông thì không thể bố mẹ đưa con đi học lại vượt đèn đỏ…Những xích mích trong nhà trường, cô giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn. Về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà phải có cách giải quyết giúp các con biết tôn trọng người khác. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi giáo dục con người ý thức vì mọi người.
Ở Nhật Bản, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, nhất là ý thức tự lập, ý thức vì mọi người, giữ gìn vệ sinh chung và ý thức chấp hành kỷ luật. Giáo dục Nhật Bản rất cụ thể, nếu trong nhà trường giáo dục ý thức lao động, ý thức vì mọi người, thì không chỉ có lý thuyết là khẩu hiệu “mình vì mọi người”, hay “lao động là vinh quang” mà là làm gì được gì cho bạn, cho thầy cô, cho bố mẹ, bản thân tự làm gì để trường lớp sạch sẽ.
Thiết nghĩ, đất nước ta còn nghèo, việc giáo dục ý thức lao động cho học sinh là rất cần thiết (mình tự tay làm ra sản phẩm chắc mình nâng niu quý giá hơn nhiều). Tại sao các gia đình nghèo lại cứ phải đóng tiền thuê lao công trường học, trong khi việc này các em hoàn toàn có thể làm được. Ở trường, các em cứ vứt giấy rác không nương tay, vì đã có người quét, về nhà bố mẹ lại nuông chiều, không yêu cầu các con phải làm bất cứ việc gì, chỉ có học thôi. Cứ như vậy đến bao giờ các em học sinh mới yêu lao động, mới biết quý trọng những sản phẩm mình làm ra bằng chính sức lực của mình?! Ths Đào Ngọc Thịnh Theo Gia đình & Xã hội
Mới đây, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Quảng Bị (Chương Mỹ, Hà Nội) băn khoăn trước thông tin: con vào lớp 1 nếu không đăng ký ăn bán trú sẽ phải chuyển lớp trong năm học 2022-2023.
Việc này khiến nhiều người lo lắng bởi trong tháng 8 đến làm quen với trường, con em họ đang quen lớp, quen bạn.
Liên quan đến thông tin trên, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Chung, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Bị phân trần: đối với khối lớp 1, năm nay nhà trường có 6 lớp (1 lớp ở thôn 5 và 5 lớp còn lại ở điểm trường chính), mỗi lớp có khoảng 40 học sinh.
Từ ngày 1/8, các em đến làm quen với trường, lớp, khi đó, nhà trường chưa có chủ trương về bán trú với học sinh lớp 1. Khoảng thời gian sau đó, nhà trường nhận được ý kiến bày tỏ của một số phụ huynh về việc có nguyện vọng cho con em ăn bán trú, bởi phụ huynh bận đi làm không có thời gian đến đón con về vào buổi trưa.
Xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng cha mẹ học sinh, nhà trường tổ chức họp Ban chi ủy, Ban giám hiệu, họp chi bộ và đoàn thể trong đơn vị, sau đó quyết định: "Trước tiên, nhà trường thông báo cho phụ huynh về việc phân riêng lớp ăn bán trú, để lắng nghe ý kiến của phụ huynh. Nếu phụ huynh đồng tình, nhà trường mới có kế hoạch cụ thể".
Hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Bị cho biết, sau đó các giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện thông tin cho phụ huynh về kế hoạch của nhà trường là các em ăn bán trú sẽ được gộp lại để giáo viên tiện chăm sóc, quản lý.
Ví dụ một lớp có khoảng 10-15 em đăng kí học bán trú sẽ gộp với đối tượng tương tự tại lớp khác để đủ sĩ số của một lớp.
Trong quá trình lấy ý kiến đó, giáo viên cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
"Phụ huynh đăng kí cho con học bán trú mong muốn giáo viên chủ nhiệm dạy và chăm sóc các em, nếu như một lớp chỉ có 10-15 em ăn bán trú, không ghép lớp thì giáo viên sẽ rất vất vả", cô Chung nói.
Cô Chung chia sẻ tiếp, trong những ngày vừa qua, cô cũng nhận được những ý kiến phản hồi về việc: không đồng tình cho con em học bán trú, nhiều phụ huynh cho rằng đây là chủ trương bắt buộc của nhà trường.
Trước quan điểm đó, cô Chung giải thích: "Nhà trường không có hình thức tuyên truyền vận động các con ăn bán trú, đơn vị chỉ đang lên phương án phục vụ nguyện vọng của phụ huynh đi làm không thể đón con vào buổi trưa, muốn gửi gắm con cho nhà trường".
Theo cô Chung, việc ăn bán trú không được thực hiện với các khối còn lại bởi các em đã quen lớp, quen bạn bè.
"Đáng lẽ kể từ 1/8, học sinh lớp 1 đến làm quen trường, lớp, nhà trường phải phân lớp ăn bán trú. Tuy nhiên cách đây khoảng một tuần, nhà trường mới lấy ý kiến phụ huynh và dự kiến triển khai phân lớp bán trú vào ngày 6/9.
Qua nắm bắt ý kiến, thấy phụ huynh không cùng quan điểm với nhà trường, nên nhà trường sẽ không thực hiện việc phân lớp bán trú. Kể từ khóa sau, nhà trường sẽ rút kinh nghiệm, thực hiện phân lớp bán trú với các em lớp 1 ngay từ đầu tháng 8", cô Chung cho hay.
Bán trú là hình thức giáo dục mà các học sinh, trẻ em sẽ học tập và thực hiện các hoạt động vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt… tại trường học cả một ngày mà không cần về nhà giữa buổi. Hình thức này sẽ phù hợp với các bậc phụ huynh có công việc bận rộn không có nhiều thời gian để chăm sóc hoặc đưa đón con em mình thường xuyên.
Chương trình học bán trú sẽ được phân loại và tổ chức các hoạt động giảng dạy khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi.
Bán trú cũng rất thích hợp với các bạn học sinh có nhà ở xa trường học. Phụ huynh chỉ cần đón con khi kết thúc buổi học vào giờ chiều. Điều này giúp các bậc phụ huynh tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Bán trú cũng giúp phụ huynh an tâm khi con em mình ở trường học cùng với các thầy, cô giáo chăm sóc, dạy dỗ và giám sát chặt chẽ cả một ngày dài.