Tết là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh những điểm tương tự, cách ăn Tết của người dân hai nước có nhiều điểm độc đáo riêng.
Tết là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh những điểm tương tự, cách ăn Tết của người dân hai nước có nhiều điểm độc đáo riêng.
Bên Trung thường hay gọi Họ + nghề nghiệp hoặc hậu tố vào sau tên người, phần nào thể hiện sự tôn trọng VD: 李老师 – thầy Lý,张经理 – giám đốc Trương,陈医生 – bác sĩ Trần
Thế nhưng Việt Nam thì khác, giả sử đang nói chuyện bình thường mà lại gọi “giám đốc Phương” khéo lại nghe ra mùi gọi đểu.
Bên nước bạn thường không mời đầy đủ mọi người khi dùng bữa như Việt Nam, họ thường không mời, hoặc chỉ mời bao quát 请用/七块吧/吃吧 – mọi người dùng bữa thôi.
Người Trung rất thích ăn DẦU MỠ, và họ gần như KHÔNG ăn rau luộc hay các món luộc bao giờ. Các món xào bên họ sau khi chế biến xong còn phải rưới một lớp dầu lên và đặc biệt không thể thiếu ớt.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam phải nấu xong hẳn rồi mọi người mới cùng nhau dùng bữa. Còn bên Trung Quốc, khi có khách đến nhà, cứ nấu xong một món họ lại cho lên một món và tiếp tục nấu, bởi vị họ muốn cho khách được ăn món khi còn nóng.
Sách Kiến thức văn hóa Trung Quốc
=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:
QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!
Hiện tại, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Về cơ bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Do đó, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về cả chuẩn mực Kế toán Việt Nam và chuẩn mực Kế toán Quốc tế.
1. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế Việt Nam
2. Những điểm khác nhau tổng quan giữa IFRS & VAS
3. Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS tương đương
1. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Quốc tế
IAS (International Accounting Standard)/ IFRS (International Financial Reporting Standard) đều được soạn thảo bởi IASB (International Accounting Standard Board). Trước năm 2003, các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được công bố với tên gọi IAS. Sau năm 2003, các Chuẩn mực kế toán mới ra đời đều được đổi tên thành IFRS.
Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có tổng cộng 41 IAS và 16 IFRS. IASB quy tụ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đến từ nhiều quốc gia, châu lục và đọc hiểu Báo cáo tài chính trên nhiều phương diện khác nhau như người lập báo cáo tài chính, nhà quản lý, người sử dụng các báo cáo tài chính và cả những học giả uy tín.
Quy trình soạn thảo và công bố của IAS/ IFRS diễn ra rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và mang tính thực hành cao. Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia mình như các nước châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc… Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác biệt nếu có.
Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó với sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 nhằm giảm thiểu những sự khác biệt giữa hai Chuẩn mực Kế toán VAS (Vietnam Accounting Standard) và IAS/IFRS.
Chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là xu thế tất yếu và là “nước đi” đúng đắn của Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam trước thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vậy, cần phải trang bị kiến thức về các chuẩn mực IFRS như thế nào?
Hãy để khóa CertIFR Online - Lập BCTC chuẩn IFRS chỉ với 40h học giúp bạn:
SAPP Academy tự tin cam kết sau khóa học, bạn sẽ:
Liên hệ với SAPP để nhận ưu đãi học phí hấp dẫn cho khóa học chứng chỉ CertIFR Online ngay!
MIỄN PHÍ TƯ VẤN VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE - LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC
So với chuẩn mực kế toán VAS, IAS không bị áp đặt về hình thức như: hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này.
IAS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm và giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao. Ngược lại, VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán.
IAS/IFRS chỉ quy định về hình thức của các báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.
Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn.
Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay vì bắt buộc như hiện tại.
Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có những chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS. Bạn có thể xem xét cụ thể sự khác biệt này như sau.