Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu mới nhất doanh nghiệp cần biết.
Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu mới nhất doanh nghiệp cần biết.
Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.
Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:
Căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế
Người nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu theo quy định pháp luật
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định:
Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.
Quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp nhất.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, khoản 1, Điều 19, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã quy định các trường hợp được hoàn thuế như sau:
(1) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
(2) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
(3) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
(4) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
(5) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Hàng hóa quy định tại các mục (1), (2), (3) được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
Nội dung trên được hướng dẫn cụ thể như sau:
Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
Luật sư cho hay, tại khoản 1, Điều 33, Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
Căn cứ khoản 1, Điều 34, Nghị định 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.
Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất
Tại khoản 1, Điều 35, Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỉ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỉ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm
Theo khoản 1, 2, 3, 4, Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, việc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được quy định như sau:
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
- Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa.
Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu.
Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.
- Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:
Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu.
Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;
Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây.
- Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được.
Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:
Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế được hoàn thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn.
- Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn thuế.
Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được hoàn theo quy định tại khoản này.
Chỉnh sửa hóa đơn chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Liên quan đến chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập, tại điểm d khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) quy định: “Hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn nhất định bao gồm: Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để chứa hàng hóa XNK được miễn thuế XNK”.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Gia Thụy, Cục Hải quan Hà Nội. Ảnh: N.Linh
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để chứa hàng hóa XNK bao gồm: container rỗng có hoặc không có móc treo; bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng; các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa XNK”.
Đối chiếu với các quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập (trong thời hạn nhất định) để chứa hàng hóa XNK thuộc trường hợp được miễn thuế XNK.
Khi tạm nhập tái xuất phương tiện quay vòng thuộc đối tượng miễn thuế XNK, DN thực hiện khai báo mã đối tượng miễn thuế XNK trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại Bảng mã miễn thuế XNK; không chịu thuế XNK dùng trên hệ thống VNACCS/VCIS (trong đó XN018 hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quay vòng).
Đối với chính sách thuế XNK đối với hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Theo đó, tại điểm c khoản 4 Điều 2; khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK đã quy định rõ đối tượng được miễn thuế XNK.
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “DN chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập DN chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký DN chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, DN chế xuất phải được cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáo ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế XNK trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp DN chế xuất không được hưởng chính sách áp dụng đối với khu phị thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của DN chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.
Đối chiếu với các quy định trên, theo Tổng cục Hải quan, đối tượng chịu thuế XNK không áp dụng đối với hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc hàng hóa NK từ nước ngoài và khu phi thuế quan.
Trường hợp DN chế xuất đáp ứng điều kiện khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK, được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập DN chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký DN chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
Khi NK hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, DN thực hiện khai báo mã đối tượng không chịu thuế XNK trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại Bảng mã miến thuế XNK; không chịu thuế XNK trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Trong đó, XNK 31 hàng từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài; XNK 32 hàng NK từ nước ngoài vào khu phuế quan; XNK 33 hàng từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Ken Logistics nghiên cứu các quy định, đối chiếu hồ sơ và liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề được hướng dẫn cụ thể./.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu