Thành Long Thời Trẻ

Thành Long Thời Trẻ

Không tốt cho người nhạy cảm. Nhóm người nhạy cảm có thể chịu ảnh hưởng sức khỏe. Số đông không có nguy cơ bị tác động.

Không tốt cho người nhạy cảm. Nhóm người nhạy cảm có thể chịu ảnh hưởng sức khỏe. Số đông không có nguy cơ bị tác động.

Vua Kung Fu - The Forbidden Kingdom (2008)

Thông tin phim Vua Kung Fu - The Forbidden Kingdom:

Vua Kung Fu là một bộ phim võ thuật hay của Thành Long. Kể về một anh chàng người Mỹ, vô tình bị quay lại quá khứ vào thời kỳ cổ đại của Trung Quốc. Tại đây anh cùng một nhóm người tài giỏi đã tìm cách giải cứu Mỹ Hầu Vương.

Những cảnh hành động mãn nhãn đã mang lại hiệu ứng tích cực cho bộ phim. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa và phiêu lưu cũng tạo nên một trải nghiệm đáng giá cho người xem.

Thông tin phim Thần Thoại - The Myth:

Bối cảnh phim được đan xen hợp lý giữa hiện đại và quá khứ. Tướng quân Mông Nghị và nhà khảo cổ Jack là hai nhân vật do Thành Long đảm nhận. Hai nhân vật này đều có tình cảm với công chúa Ngọc Thấu.

Tuy nhiên trong quá khứ Mông Nghị và Ngọc Thấu đã không đến được với nhau. Liệu ở hiện đại số phận của hai người có thay đổi? Tưởng chừng Thần Thoại là một bộ phim tình cảm đơn thuần. Nhưng phim vẫn rất nổi bật bởi các pha hành động và võ thuật đặc sắc.

Cậu Bé Karate - Karate Kid (2010)

Thông tin phim Cậu Bé Karate - Karate Kid:

Karate Kid kể về Dre Parker (Jaden Smith), một cậu bé nhỏ nhắn vừa chuyển đến Trung Quốc với mẹ của mình. Đối mặt với những khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới, cậu bé may mắn gặp được sư phụ Hán (Thành Long). Từ đó bắt đầu quá trình theo thầy khổ luyện.

Nhờ nỗ lực của bản thân và sự tận tâm của thầy, Parker dần trở thành một nhà vô địch thật sự. Ngoài những cảnh đấu võ đẹp mắt, phim còn mang đến những phút giây sâu lắng về tình cảm gia đình, thầy trò.

Những phim Thành Long hay cho các mọt phim

Phim Thành Long thường chứa các yếu tố võ thuật xen lẫn hài hước. Tạo nên phong cách riêng biệt cho thể loại diễn viên này. Dưới đây là danh sách những bộ phim hay nhất của Thành Long mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Phim lấy bối cảnh là một vùng sa mạc ở phương đông, nơi người dân đang phải chạy trốn khỏi bọn lính đánh thuê. Feng và Chris sau những mâu thuẫn ban đầu đã hợp tác và bảo vệ người dân khỏi những âm mưu xấu xa.

Với những pha hành động đẹp mắt cùng với những tình huống căng thẳng đến nghiệt thở. Hidden Stricke chắc chắn sẽ giữ chân được những bạn đam mê cảm giác “thót tim” của dòng phim hành động.

Đánh giá chung về phim Thành Long hay nhất

Túy Quyền là một trong những bộ phim được đánh giá là hay nhất và hấp dẫn nhất của Thành Long. Bộ phim đã đưa tên tuổi của ông ra thế giới, đồng thời cũng mang nét đặc trưng của dòng phim võ thuật, hài hước.

Ngoài ra, Túy Quyền còn nổi tiếng nhờ phong cách võ thuật say rượu độc đáo. Và các pha hành động nguy hiểm được chính Thành Long đảm nhận mà không cần đóng thế. Nhờ đó mà phim mang lại cảm giác chân thật, gây cấn, thu hút lượng người xem lớn.

Các bộ phim Thành Long hay nhất đã được Điện Thoại Vui tổng hợp trên bài. Hy vọng bạn sẽ tìm được bộ phim hành động, hài hước ưng ý. Chia sẻ ngay bài tổng hợp này của chúng tôi nếu thấy hay và hữu ích nhé!

Video 3D phỏng họa kinh đô Thăng Long thời Lê Sơ năm 1516 trước khi cuộc khủng hoảng cuối triều Lê Sơ xảy ra.

Năm 1516, Lê Tương Dực cho đắp Hoàng thành rộng cả ngàn trượng chắn ngang sông Tô Lịch, bao quanh hồ Trúc Bạch ngày nay. Để thể hiện uy quyền đế vương, ông sai một người thợ là Vũ Như Tô xây tòa điện trăm nóc đồ sộ, rồi xây tiếp Cửu Trung Đài cao tới mười mấy trượng. Đó là một hệ thống công trình kiến trúc mà tầm vóc cho dù là những con số nghe qua cũng đủ kinh hoàng: 200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ từ khắp cả nước tải ra. Đặc biệt công trình này lúc nào cũng cần tới 15 vạn thợ thuyền.

Quân dân làm trong mấy tháng trời, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người. Vua Tương Dực bỏ bê việc nước, chỉ ngày ngày du ngoạn Tây Hồ, nghĩ ra nhiều trò quái lạ, làm dân chúng, binh lính mệt nhọc.

Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, bấy giờ có công lao dẹp loạn Trần Tuân, đem lòng oán hận Lê Tương Dực đã từng phạt mình bằng đòn roi trước đây. Duy Sản nghe lời Thái sư Lê Quảng Độ và kẻ hầu là Trình Trí Sâm, âm mưu giết Lê Tương Dực và lập người mới, trở thành quyền thần.

Ngày 7 tháng 4 năm đó, Duy Sản dẫn 3.000 quân tiến vào cửa Bắc Thần. Tương Dực nghe tin ấy, ngờ là có giặc đến, bèn lên ngựa ra ngoài để xem xét tình hình. Đoàn quân của Duy Sản bắt gặp liền xông đến giết chết Lê Tương Dực, giết luôn nhiều quan nội thị theo hầu cận. Bấy giờ cho rằng Duy Sản là kẻ đại nghịch, sự đại loạn cuối đời Lê Sơ đều do y bắt đầu mà ra.

(HNMCT) - Sau khi dời đô từ Hoa Lư về vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi” và khai sáng kinh thành Thăng Long, công việc đầu tiên của Lý Công Uẩn là xây dựng kinh thành trên thành Đại La, tổ chức bộ máy của chế độ quân chủ. Nhà Lý trị vì Đại Việt hơn 200 năm (1009 - 1225) và cũng từng ấy năm Thăng Long có nhiều đổi thay.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, kết cấu của thành Thăng Long theo kiểu “tam trùng thành quách”. Khu vực lõi của thành là vòng một, còn gọi là Nội điện (sau gọi là Cấm thành). Đây là chỗ ở và làm việc của vua. Trong Nội điện có điện Càn Nguyên - nơi hằng ngày các quan trong triều chầu vua báo cáo công việc và nghe khẩu dụ. Sau điện Càn Nguyên có điện Long An, Long Thụy để vua nghỉ. Phía sau hai điện này là cung Thúy Hoa - chỗ ở cho cung nữ. Ngoài ra, còn có rất nhiều điện khác phục vụ cho nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm của Nội điện là có thềm rồng - biểu trưng cho quyền lực.

Để đáp ứng nhu cầu của triều đình, khu vực Nội điện triều Lý được sửa chữa nhiều lần và xây dựng mới. Trong lần tu bổ năm 1029, điện Càn Nguyên được đổi thành Thiên An, người ta xây thêm thềm rồng (Long trì) trước hai điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Triều đình cho đặt lầu chuông đối nhau để ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông. Nội điện được bảo vệ bằng vòng thành gọi là Long thành, có lính canh nghiêm ngặt. Bên ngoài Long thành là vòng hai, đây là nơi ở của quan và thái tử. Các vua Lý quan niệm không bao bọc thái tử bên trong tường thành, cho phép thái tử kết giao với cuộc sống bên ngoài.

Bảo vệ khu vòng hai có tường gọi là Hoàng thành. Nội điện và vòng hai gọi là Hoàng thành Thăng Long. Bên ngoài Hoàng thành là nơi sinh sống của dân chúng, có chợ, các cơ sở sản xuất thủ công, sản xuất nông nghiệp gọi là “thị”. Bao bọc thành và thị có lũy đất bảo vệ và cũng là đê ngăn lũ. Dưới chân lũy có hào nước, mục đích là ngăn kẻ thù tấn công thành. Vòng lũy này gọi là thành Đại La hay La thành (vòng thành bên ngoài). Vì lũy, đê thấp nên thời Lý, nhiều lần nước lũ lớn trên sông Hồng và Tô Lịch tràn qua cửa Đại Hưng (khu vực Cửa Nam hiện nay) vào Hoàng thành.

Dù có nhiều biến cố nhưng Thăng Long thời Lý có địa giới cơ bản ổn định cho đến khi nhà Nguyễn phá đi xây thành mới vào đầu thế kỷ XIX. Thời Lý, mặt Đông thành chạy dọc theo sông Hồng, từ đầu Hàng Than qua Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống kéo ra ô Đống Mác. Dấu tích của lũy, đê chính là dốc Báo Khánh (từ Hàng Trống ra hồ Hoàn Kiếm). Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch ở phía nam hồ Tây kéo dài đến Yên Thái (nay thuộc phường Bưởi). Mặt Tây của thành từ Yên Thái ra ô Cầu Giấy và mặt Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, ô Chợ Dừa đến ô Cầu Dền ăn ra đê sông Hồng.

Tuy không biến đổi về địa giới nhưng căn cứ vào chính sử, bản đồ qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: Cấm thành, Hoàng thành thời Lý được xây dựng về phía Đông thành Đại La. Gần 20 năm kể từ lần khai quật đầu tiên (12-2002) tại vị trí 18 Hoàng Diệu đã cho thấy, nhận định vị trí của các nhà sử học khá chính xác. Tuy nhiên, vì chưa thể khai quật rộng hơn các vị trí xung quanh nên chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Về hành chính, nhà Lý chia Thăng Long làm 61 phường. Cũng từ thời Lý, nhà nước phong kiến có bộ luật đầu tiên gọi là Hình thư để quản lý xã hội. Về kinh tế, đã có các hoạt động sản xuất thủ công và thương mại, nhiều chợ được hình thành như chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Đông (khu vực Hàng Đường, Hàng Buồm hiện nay). Hai chợ này là nơi trao đổi giữa thành và thị. Qua các hiện vật được khai quật như đồ gốm sứ, đồng, sắt, có thể khẳng định nghề dệt, nhuộm, vàng bạc, đúc đồng, rèn sắt... đã phát triển.

Về văn hóa, Thăng Long thấm đẫm tinh thần dung hợp tôn giáo mà các nhà nghiên cứu gọi là “tam giáo đồng nguyên” (Phật - Nho - Đạo). Phật giáo rất hưng thịnh bởi nhà Lý lấy đạo Phật làm quốc đạo, với hai công trình tiêu biểu về kiến trúc là chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên. Một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất thời Lý là lễ hội Quảng Chiếu do vua tổ chức với các hoạt động: Hát chèo, đốt pháo bông, múa rối nước... bên bờ sông Hồng và Tô Lịch. Ngoài ra, thời Lý còn có hội thề Trung hiếu trên tinh thần Nho giáo “làm bề tôi phải trung với vua” diễn ra tại đền Đồng Cổ bên hồ Tây.

Nhờ những giá trị nổi bật từ thời Lý đến đời Nguyễn nên năm 2010, UNESCO đã trao tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngoài trách nhiệm gìn giữ, phát huy, cần tiếp tục khai quật để tìm thêm giá trị di sản từ thời Lý hiện vẫn bị thời gian phủ lấp.